Tách riêng Kỳ thi THPT quốc gia và Đại học – Tại sao không

1197

Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2017-2018 của Bộ GD&ĐT đã có ý kiến cho rằng nên tách riêng 2 kỳ thi trong năm 2018.

ky-thi-thpt=2018

Tách riêng Kỳ thi THPT quốc gia và Đại học – Tại sao không

Có nên tách kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 và Đại học

Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2017-2018 của Bộ GD&ĐT đã có ý kiến cho rằng nên tách riêng 2 kỳ thi trong năm 2018

Có nên tách kỳ thi thpt quốc gia năm 2018 và Đại học

Dẫn lời Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc lấy kỳ thi tốt nghiệp phổ thông để áp vào xét tuyển Đại học “sẽ rất khó”.

Lý giải cho vần đề này Ông Phan Thanh Bình Cho biết,  2 kỳ thi là ở mức độ khác nhau và nếu không làm tốt khâu ra đề thi thì điều này là không thể. Và cũng tại hội nghị có nhiều ý kiến cho rằng nên ổn định cho kỳ thi thpt quốc gia năm nay. Các đại biểu góp ý tại hội nghị cho biết.

Cũng trong hội nghị, ông Phan Thanh Bình, đánh giá cao việc tự chủ trong giáo dục đại học.

“Nhưng tôi vẫn muốn rằng lớn hơn hết của việc tự chủ là trao cho trường một năng lực đúng với trí tuệ và sự tập trung trình độ ở đại học, chứ không phải chỉ là vấn đề trách nhiệm.

Do đó, cần nhìn đúng vào bản chất của tự chủ đại học và tạo điều kiện cho đại học phát huy được và đó trở thành một trong những động lực phát triển của đất nước, tạo nguồn nhân lực chất lượng cao”.

Theo ông Bình, kỳ thi THPT quốc gia là để công nhận tốt nghiệp cho học sinh sau 12 năm học phổ thông; còn việc tuyển sinh là việc của các trường. Tùy yêu cầu đặc thù của từng trường mà có cách tuyển phù hợp.

“Chúng ta lấy kỳ thi công nhận phổ thông để áp vào xét tuyển đại học thì khó”.

Cũng trong hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho rằng, kỳ thi năm vừa qua được đánh giá là nhẹ nhàng hơn. “Bộ Giáo dục ngày xưa được mệnh danh là “Bộ Thi” thì đến năm nay đã bớt được cái tên này đi”.

Trên cơ sở thành công của kỳ thi năm nay, năm tới sẽ tiến hành cải tiến về kỹ thuật. Tập trung vào khâu đề thi cho tốt hơn. “Kho đề năm sau theo thời gian sẽ được bồi đắp, phong phú hơn”.

Trước đó, Bộ cũng đã đưa ra 2 phương án cho kỳ  thi THPT sắp tới như sau:

Phương án 1: Kỳ thi THPT quốc gia 2018 vẫn giữ nguyên như năm 2017 với 3 bài thi bắt buộc: Toán, Văn, Tiếng Anh và hai bài thi tự chọn (Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội). Bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội chấm điểm thành phần từng môn. Đây là phương án sẽ giúp cho việc xét tuyển theo khối truyền thống và tổ hợp của các trường Đại học rất thuận lợi.

Phương án 2: Bài thi tổ hợp 3 môn, tính một điểm thống nhất toàn bài thi.

Dự kiến đến tháng 2 năm 2018, Bộ sẽ công bố phương án cho kỳ thi thpt quốc gia năm sau.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.net sưu tầm

 

Chia sẻ