Trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học – Tại sao lại như vậy?

1053

Hơn 220.000 cử nhân rơi vào tình cảnh thất nghiệp đã làm cho nhiều thí sinh lo lắng và chùn bước trước ngưỡng cửa Đại học cho dù đã trúng tuyển nguyện vọng đại học chính quy.

giay-to-nhap-hoc-dai-hoc

Trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học – Tại sao lại như vậy?

Tại sao tình trạng thí sinh trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học lại xảy ra?

Trước khi xét tuyển Đại học bổ sung năm 2017, Bộ GD&DT đã thống kê tỉ lệ nhập học vào các trường là trên 60%. Ngoài ra nhiều trường Đại học hàng đầu cũng bổ sung đợt 2 để đảm bảo đủ chỉ tiêu  trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng lại không nhập học

Có thể liệt kê chi tiết như sau:

Thống kê cụ thể theo nhóm trường như sau: 57 trường có tỉ lệ sinh viên nhập học từ 90% trở lên; 74 trường tỉ lệ nhập học từ 70% đến cận 90%; 65 trường tỉ lệ nhập học từ 50% đến cận 70%. Và chỉ có 5 trường đạt được 100% thí sinh làm các thủ tục xác nhận kết quả trúng tuyển. Với quy chế tuyển sinh năm nay, thí sinh trúng tuyển mà không nộp hồ sơ nhập học về trường coi như bỏ học, nếu không có lý do chính đáng, quy chế này có hiệu lực đến hết ngày 12/8

Theo giảng viên của một trường Đại học top đầu cho biết lí do nhiều sinh viên trúng tuyển nhưng không đến làm thủ tục có thể do thí sinh đó trượt NV1 nhưng trúng tuyển ở NV2 hoặc 3. Hoặc cũng có thể là đỗ vào ngành mình không yêu thích, nên phân vân trong việc có nên nhập học hay không.

so-lieu-ban-dau-thi-sinh-trung-tuyen-dot-1-da-lam-thu-tuc-xac-nhan-nhap-hoc-153548

Trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học – Tại sao lại như vậy?

Ở một phương diện khác, sinh viên đã dần có ý thức về việc chọn nghề nghiệp và định hướng công việc sau này chứ không đăng kí theo số đông như trước. Thay vì tìm mọi cách để vào được đại học thì thí sinh lựa chọn một số trường cao đẳng uy tín và chất lượng để sau khi ra trường tìm được việc làm phù hợp với bản thân.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.net

Chia sẻ