Những dạng bài tập Hóa học có trong đề thi THPT Quốc gia 2018

2178

Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 được đánh giá là khó hơn những năm trước bởi lượng kiến thức được phân hóa cao yêu cầu thí sinh phải đảm bảo nắm chắc được kiến thức và các dạng bài tập.

Những dạng bài tập Hóa học có trong đề thi THPT Quốc gia 2018

Những dạng bài tập Hóa học có trong đề thi THPT Quốc gia 2018

Nhằm giúp thí sinh có thể tổng hợp và việc ôn tập đạt hiệu quả hơn cho bản thân, sau đây là những dạng bài tập môn Hóa học chắc chắn sẽ có trong bài thi THPT Quốc gia năm 2018 được chia ra thành 10 chuyên đề khác nhau:

Những dạng bài tập Hóa học có trong đề thi THPT Quốc gia 2018

Dạng bài toán este – lipit

Đối với phần này các thí sinh cần đặc biệt chú ý đến thủy phân este trong môi trường kiềm và phản ứng đốt cháy. Các em học sinh cần lưu ý về phương trình phản ứng và tỷ lệ phản ứng để làm bài nhanh hơn và giúp thí sinh đạt điểm tối đa.

Dạng bài toán Amino Axit

Trong phần Hóa Hữu cơ lớp 12 đây là phần trọng tâm nhất vì vậy các học sinh cần ôn tập thật kỹ để có thể ghi điểm tối đa, thí sinh cần lưu ý phản ứng của nhóm chức COOH, NH2 và phản ứng với HCl, NaOH

Dạng bài toán Cacbonhydrat

Phần này học sinh cần lưu ý đến các dạng phản ứng tráng bạc, phản ứng thủy phân và phản ứng lên men, trong đó được nhắc đến nhiều nhất là phản ứng tráng bạc và cần lưu ý tỷ lệ phản ứng của các chất. Việc ghi nhớ tỷ lệ phản ứng giúp các học sinh tính toán được nhanh chóng hơn.

Dạng bài thi phần Polime

Polime là phần ít xuất hiện nhất trong đề thi, các lý thuyết và công thức về Polyme cũng dễ gây nhầm lẫn vì thế nên sử dụng sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức về sản phẩm.

Dạng bài tổng hợp hữu cơ

Những câu hỏi lý thuyết liên quan đến hữu cơ thường xuất hiện ở các phản ứng AgNO3/NH3, Cu(OH)2, H2, Br2, thông thường có các bài nhận biết và các phản ứng thực tế.

Phần Đại cương kim loại

Phần này cần lưu ý phản ứng giữa axit với điều chế kim loại và dãy điện hóa, cần phải sử dụng thành thạo định luật bảo toàn khối lượng và định luật bảo toàn electron.

ky-thi-thpt-quoc-gia-2018

Kỳ thi THPT Quốc gia 2018

Dạng bài toán kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Dạng bài cần lưu ý trong phần này là kim loại kiềm, kiềm thổ tác dụng với nước, bài toán CO2 tác dụng với dung dịch kiềm, bài toán về nhôm và hợp chất tác dụng với dung dịch kiềm và bài toán về nhóm cacbonat.

Dạng bài phần Sắt và Hợp chất

Là dạng bài quan trọng thường xuất hiện từ 2-4 câu trong bài thi. Ở phần này các em cần lưu ý dạng bài toán sắt và hợp chất phản ứng với axit và áp dụng thành thạo các định luật như định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn electron.

Dạng bài phần Kim loại đặc biệt

Trong các kim loại đặc biệt cần lưu ý kẽm và Crom, đối với kẽm cần lưu ý dạng kẽm và hợp chất khi tác dụng với axit, kiềm và khai thác dạng bài này bằng phương pháp đồ thị.

Đối với Crom cần quan tâm dạng bài Crom 3+, Crom 6+  và câu hỏi về muối Crom trong các môi trường.

Dạng bài phần Tổng hợp vô cơ

Trong dạng bài này cần lưu ý: Kim loại tác dụng với axit, đặc biệt là hỗn hợp đồng, sắt tác dụng với axit, Bài tập về dãy điện hóa: Dạng Fe2+ và Ag+, Kim loại + H+ và NO3-, Sử dụng các định luật bảo toàn

Trên đây là tổng hợp 10 chuyên đề môn Hóa học sẽ có trong đề thi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Hi vọng những kiến thức đã nêu ở trên đã phần nào giúp được các bạn trong quá trình ôn tập để đạt được kết quả mong muốn.

Nguồn: truongcaodangyduoctphcm.net

Chia sẻ